Thái Lan: Nghi lễ ‘Quy y cửa Phật’ của những cậu bé xinh như hoa

Poy Sang Long hay còn gọi là nghi lễ ‘Quy y cửa Phật’ được coi như là thánh lễ của người dân tộc Shan, sống chủ yếu ở Myanmar, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Dịp lễ được tổ chức thường niên, mỗi lần kéo dài từ 3 ngày đến 1 tuần. Trong dịp này, những cậu bé trong độ tuổi từ 7 đến 14 sẽ thực hiện các nghi thức "quy y cửa Phật", tu hành tích đức để báo hiếu cha mẹ.

Cắt tóc là nghi thức đầu tiên của Poy Sang Long

Cắt tóc là nghi thức đầu tiên của Poy Sang Long

Nghi lễ Poy Sang Long đại diện cho tuổi ấu thơ của Đức Phật, Siddhārtha Gautama (Tất Đạt Đa Cồ Đàm) sống khoảng giữa thế kỷ thứ VI và IV TCN (hơn 2600 năm trước), là người đặt nền tảng cho sự hình thành của Phật giáo. Ngài đã từ bỏ cuộc sống hoàng gia để sống như một bậc thánh thiện sau khi chứng kiến bệnh tật và chết chóc ở bên ngoài cung điện.

“Tôi rất phấn khích vì hạnh phúc và hào hứng với buổi lễ.” Kasen Kongtui, 58 tuổi, một thương nhân người Thái người tài trợ cho gia đình của một người bạn 12 tuổi là Poo Sit đến từ Miến Điện cho biết.

“Cậu ấy nói tôi “Ông nội, con muốn được xuất gia tập sự. Vì thế tôi giúp cậu ấy.” Kasen cho biết. “Tôi làm điều này để tích đức.”

Sau khi được cạo đầu và tắm rửa nước thơm, các cậu bé sẽ được bôi một loại bột

Sau khi được cạo đầu và tắm rửa nước thơm, các cậu bé sẽ được bôi một loại bột "mỹ phẩm" để chống nắng, chống viêm

Để hoàn thành giấc mơ của một cậu bé được tham dự nghi lễ đầy uy tín, các bậc phụ huynh sẵn sàng chấp nhận chờ đợi một thời gian dài, nhận sự cúng dường từ người thân cho các chi phí và người nghèo nhất có thể gởi con cái mình đến sống với các gia đình giàu nhất.

Việc xuất gia của các cậu bé cũng được cho là mang đến danh dự cho gia đình và sự kiện có thể kéo dài trong một tuần trong mùa khô trước khi tết năm mới truyền thống của người Thái khi hầu hết những người dân trong làng ở nhàtrong ngày lễ và trẻ em được nghỉ học.

 

Nghi lễ bắt đầu bằng việc cắt tóc, cạo trọc đầu. Các bé trai được tắm rửa, mặc quần sạch sẽ ngồi ngay ngắn trên ghế, tay cầm lá sen hoặc súng để hứng tóc rụng. Người thân hoặc các nhà sư sẽ cắt tóc cho các cậu bé. Sau khi tóc đã cạo sạch, những cậu bé này được tắm lại một lần nữa bằng nước thơm. Nước đun từ hoa và thảo mộc.

Sau đó các cậu bé sẽ được ăn mặc lộng lẫy, trang điểm để làm lễ rước

Sau đó các cậu bé sẽ được ăn mặc lộng lẫy, trang điểm để làm lễ rước

Đầu của các cậu bé này sẽ được bôi một lớp bột bào chế từ cây thanaka. Loại bột này là "mỹ phẩm" thông dụng của phụ nữ tộc Shan, dùng để chống nắng, kháng viêm. Các cậu bé sau đó sẽ được trang điểm xinh đẹp, mặc y bào, đầu đội mũ hoa tái hiện cuộc sống hoàng tộc của Siddhārtha Gautama. Kể từ khi đã khoác lên người y phục đặc biệt này, các cậu bé ở trong trạng thái "á thần" và không được phép để chân chạm đất. Những cậu bé này sẽ mặc nguyên trang phục này trong suốt những ngày diễn ra lễ.

Trong trang phục chủ đạo với màu hồng tươi và mau cùng với mão, môi và má hồng là ngày lễ quan trọng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của chúng, khoảng 50 chú bé tiến theo nhịp trống, khèn và cồng chiêng dưới những chiếc ô màu vàng phủ đầy hạt cườm và hoa.

Những chiếc xe hoa lộng lẫy để rước các cậu bé

Những chiếc xe hoa lộng lẫy để rước các cậu bé

Lễ diễu hành diễn ra vào ngày kế tiếp với nhiều nghi thức hơn vào ngày thứ ba khi các chú bé đến thăm nhà của người thân và cầu nguyện cho các gia đình. Trong ngày thứ 3, các "hoàng tử nhà Phật" sẽ tiếp tục được cha mình cõng trên vai đến cầu nguyện cho những người thân.

Sau khi kết thúc nghi lễ Poy Sang Long, những cậu bé này sẽ mặc quần áo của nhà sư, sống trong chùa khoảng 1 - 2 tháng để học kinh Phật và tu hành tích đức. Sau đó, sẽ trở về cuộc sống thường nhật của một công dân bình thường.

Poy Sang Long là một nghi lễ thiêng của người dân tộc Shan

Poy Sang Long là một nghi lễ thiêng của người dân tộc Shan

“Con thích được cạo đầu” August, chú bé 8 tuổi cười tươi với màu đỏ và vàng, với chiếc mũ được tranh trí hoa màu hồng mô tả phần yêu thích nhất của nghi lễ.

“Khi con thấy các bạn làm như vậy. Con quyết định trở thành một người tập sự. Con muốn là người đại diện cho Đức Phật. Con muốn là một người tốt.”