Đức Phật đã từng nói: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”

Đức Phật đã từng nói: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”

 
 

Có ai không lo lắng, không hối tiếc, không trông mong, hy vọng điều không? Có ai chưa bao giờ buồn phiền, thất vọng, hay bất mãn, chán nản? Có ai hoàn toàn khỏe khoắn, thoải mái cả về thể xác lẫn tinh thần?

 

Bản chất cuộc đời là Khổ, một sự thật hiển nhiên. Bởi vì trong hoàn cảnh nào thì con người cũng không thoát khỏi sự chi phối của định luật vô thường, mà hễ vô thường thì khổ. Trong chúng ta, mỗi người có một hoàn cảnh, xuất thân, có một hoàn cảnh sống, có thể là vui, có thể là khổ, nhìn chung là như thế, song nếu xét cho kỹ thì không ai hoàn toàn hạnh phúc.

Người trẻ có những cái khổ của người trẻ, người già có những cái khổ của người già; người giàu có cái khổ của người giàu, người nghèo có cái khổ của người nghèo, dù trong hoàn cảnh nào cũng có những điều không như ý, cũng có những nỗi khổ thân, khổ tâm, hoặc cả thân tâm đều khổ.

Sống và suy nghĩ như thế nào để bớt khổ?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

Có ai không lo lắng, không hối tiếc, không trông mong, hy vọng điều không? Có ai chưa bao giờ buồn phiền, thất vọng, hay bất mãn, chán nản? Có ai hoàn toàn khỏe khoắn, thoải mái cả về thể xác lẫn tinh thần?

Chắc chắn là không có ai. Khi nhận biết cuộc đời là khổ, và cái khổ tác động đến tất cả mọi người cho dù con người có ở hoàn cảnh, địa vị, hay thân phận nào đi chăng nữa; chúng ta sẽ bớt tham đắm và chịu huệ lụy bởi cuộc đời, biết tìm cho mình phương cách sống tích cực để có được cuộc sống an vui hạnh phúc; ví dụ, biết sống thiểu dục tri túc, biết xả ly, biết yêu thương san sẻ.

Khi nhận biết cuộc đời là khổ, chú chúng ta mới có nhu cầu thoát khổ, mới có ý muốn, chí hướng tu tập tìm con đường giải thoát khổ đau.

 
 Tags: