Đạt Lai Lạt Ma là ai, tên Ngài có nghĩa là gì

Đạt Lai Lạt Ma là ai, tên Ngài có nghĩa là gì

 
 

Người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước.

 

Theo website chính thức ấn bản tiếng Việt của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (hiện thời), "Đạt Lai Lạt Ma được cho là hiện thân của Đức Quán Thế Âm hay Chenrezig - vị Bồ Tát của Lòng Từ Bi và là vị Thánh bảo hộ của Tây Tạng". Bồ tát là những chúng sanh đã giác ngộ, được truyền cảm hứng từ lòng khát khao muốn đạt được Phật Quả vì lợi lạc của tất cả chúng sanh, người đã thệ nguyện tái sinh trở lại thế gian để giúp đỡ nhân loại.

Đạt-lại Lạt-ma là phiên âm Hán Việt từ chữ Hán; sách báo tiếng Việt sử dụng thường xuyên Đạt Lai Lạt Ma. "Đạt-lai" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là "biển cả", còn "Lạt-ma" là từ tiếng Tây Tạng được dịch từ tiếng Phạn là 'guru' - từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. "Đạt-lại Lạt-ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả".  Truyền thống Phật giáo Tây Tạng rằng đó là vị Phật sống để chỉ Đạt-lại Lạt-ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chụp ảnh lưu niệm với nhóm Phật tử Việt Nam năm 2019.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chụp ảnh lưu niệm với nhóm Phật tử Việt Nam năm 2019.

Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý",...

Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ A Nhĩ Thản Hãn phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ.

 
Phật tử Việt Nam tham gia Pháp hội tại Bodhgaya (Ấn Độ) năm 2019.

Phật tử Việt Nam tham gia Pháp hội tại Bodhgaya (Ấn Độ) năm 2019.

Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái Cách-lỗ, địa vị này có tên là Ganden Tripa (Bậc Trì Giữ Pháp Tòa).

Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Ngài được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp, được rất nhiều người đọc.

Cũng theo website của Ngài, Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - Tenzin Gyatso - tự cho mình là một Tu sĩ Phật giáo đơn giản, là lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Ngài sinh vào ngày 06 tháng 07 năm 1935, trong một gia đình nông dân, tại ngôi làng nhỏ nằm ở Taktser, Amdo, đông bắc Tây Tạng. Vào tuổi lên hai, cậu bé, sau đó được đặt tên là Lhamo Dhondup, được công nhận là hóa thân của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 - Thubten Gyatso.

> Những câu nói nổi tiếng của Ngài Đạt Lai Lạt Ma

HỖ TRỢ CHÚNG TÔI

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Hỗ trợ duy trì Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam)

“Chúng tôi tin rằng sự tài trợ của các bạn không chỉ giúp chúng tôi làm tốt phận sự của mình mà còn gia tăng mãnh liệt năng lượng sự thiện tâm của chính bạn tới cộng đồng” (Cư sĩ Thiện Đức, Trưởng Ban Biên tập).